thi-cong-ep-coc-cu-tram

Thiên Lâm tự hào là đơn vị chuyên tư vấn, thi công hạng mục ép cọc Cừ Tràm cho mọi công trình trên toàn quốc. Với trên 10 năm phát triển và khẳng định thương hiệu. Thiên Lâm tự tin với đội ngũ nhân viên kỹ thuật trên 30 nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp; với hơn 35 thiết bị máy mọc phục vụ cho việc đào, đóng ép cọc trên nhiều khu vực và địa hình khác nhau với giá cạnh tranh nhất. Giá niêm yết mà chúng tôi thực hiện cam kết rẻ nhất khu vực TPHCM dao động từ 6.000 đến 20.000/cây tùy theo dịch vụ mà bạn sử dụng bằng máy ép cọc tay hay bằng máy.

Với tác phong “Đâu cần chúng tôi có – Đâu khó có chúng tôi” chỉ cần bạn tín nhiệm nhiệm chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng nhất có thể. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

“DỊCH VỤ THI CÔNG ĐÓNG CỌC CỪ TRÀM THIÊN LÂM
0989444215 – cutramthienlam@gmail.com”

Đóng cừ tràm là gì?

Là biện pháp thi công đóng cọc xử lý gia cố nền móng cho các công trình có trọng tải vừa và nhỏ. Các công trình nhà ở, các công trình nhà cấp 4, nhà phố, nhà dưới 4 tầng. Đặc biệt rất thích hợp với các hạng mục phụ như công trình hàng rào, bờ tường, công trình phụ, các công trình bờ bao, bờ kè… Biện pháp này được sử dụng phổ biến tại khu vực miền Nam.
Đóng cọc cừ tràm cũng có tác dụng tương tự như đóng các loại cọc khác trong xây dựng như cọc bê tông, cọc thép giúp tạo nền móng chịu lực cho toàn bộ phần bên trên ngôi nhà.
Việc đóng cọc cừ tràm thích hợp với những nền đất yếu mềm hoặc kết hợp cọc bê tông với cọc cừ tràm để gia cố thêm độ cứng cho nền đất.
Đóng cọc Cừ Tràm thích hợp cho cùng đất ẩm ướt để cừ tràm không bị mục nát, mối mọt, với loại đất này độ bền của cọc tràm có thể lên đến hơn 60 năm. Như vậy là đã đáp ứng tốt về niên hạn sử dụng của các loại công trình xây dựng hiện nay. Trường hợp đóng cọc cừ tràm trong đất khô không có nước thì cừ tràm rất nhanh bị mục nát và làm đất bị yếu đi.

Giá đóng Cừ Tràm hiện nay
Tùy theo số lượng mà bạn đóng hoặc địa điểm xa hay gần mà chúng tôi di chuyển tới, tùy thuộc vào mặt bằng, địa hình. Ngoài ra còn phụ thuộc cả vào cách đóng bằng tay hay bằng máy. Tuy nhiên bạn biết rằng đơn giá để đóng một cây cừ tràm là rẻ hơn rất nhiều lần so với chi phi cho việc ép ép Cừ Bê tông. Giá đóng sẽ dao động từ 6.000/cây cho tới 20.000/cây hoặc với những công trình lớn thuận tiện cho việc thi công chúng tôi còn cung cấp thêm dịch vụ đóng cừ tràm theo ca. Về giá thì dao động khoảng 1.500.000/ca.

10+ Năm phát triển

Uy tín – Chất lượng

Hỗ trợ 24/7

Bất cứ khi nào

Công nghệ

Không ngừng đổi mới

Phương pháp đóng Cừ Tràm

Hiện nay thì có 3 phương pháp đóng Cừ Tràm khác nhau. Sau khi kỹ thuật viên của chúng tôi xuống khảo sát thực tế thì chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn lựa chọn phương pháp nào phù hợp nhất, hiệu quả nhất.

Thứ nhất, ĐÓNG CỪ TRÀM BẰNG TAY:

+ Ưu điểm: Cách này thích hợp sử dụng ở những mặt bằng nhỏ hẹp, vị trí không thuận lợi mà xe cuốc không vào được.

+ Nhược điểm: Đóng cọc cừ bằng tay vừa tốn nhân công và thời gian hơn so với cách đóng cọc tràm bằng máy.

+ Vì vậy giá thành cũng cao hơn khá nhiều khoảng 20.000/cây.

Thứ hai, ĐÓNG CỪ TRÀM BẰNG MÁY CUỐC:

Sau khi khảo sát mặt bằng và nắm được nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi sẽ chọn loại xe cuốc lớn hay nhỏ, cần dài hay cần ngắn.

+ Ưu điểm: Phương pháp này phù hợp với khu vực có diện tích rộng, thuận tiện cho các phương tiện máy móc đi lại dễ dàng thì sử dụng cách đóng cọc bằng máy mang lại hiệu quả và năng suất cao. Giá thành rẻ

+ Nhược điểm: Chỉ thích hợp với những khu vực có diện tích rộng, nếu vị trí nhỏ thì các phương tiện hay máy móc không thể di chuyển vào khu vực đóng cọc tràm được

+ Giá thành rẻ dao động từ 6.000 đến 8.000đ/cây.

Thứ ba, ĐÓNG CỪ TRÀM BẰNG MÁY RUNG:

Cách đóng cừ bằng máy rung sử dụng khi không thể sử dụng hai cách trên.

+ Ưu điểm: Phù hợp Địa hình bên dưới là lớp cát dày hoăc đất có pha sét, đất cứng…

+ Nhược điểm: Vì địa hình khó thi công nên đóng bằng máy rung rất tốn thời gian và nhân công. Nên giá thành cũng cao hơn nhiều so với hai cách kia.

+ Giá thành: vào khoảng 25.000đ/cây.

Ưu điểm khi chọn đóng CỌC TRÀM

– Giá thành rất rẻ, tiết kiệm chi phí so với các loại cọc khác.

– Chi phí đóng cọc cừ rẻ hơn bê tông cốt thép rất nhiều.

– Phù hợp với những vị trí địa chất đất bùn, đất sình lầy có mạch nước ngầm ổn định hoặc độ ẩm cao.

– Thích hợp với những công xây dựng dân dụng, nhà xưởng, cấp 3, cấp 4, công trình thủy lợi. Đặc biệt là các công trình loại vừa và nhỏ. Các công trình xây chen ở những nơi vị trí chặt hẹp.

– Có sức chịu tải của tốt, có thể đạt từ 0,6 – 0,8 kg/ cm2 nếu đóng cừ theo tiêu chuẩn 25 cây/m2.

– Có độ bền cao, niên hạn sử dụng của cọc lên đến trên 60 năm nếu cọc cừ ở trong môi trường thích hợp.

Tại sao cừ bị gãy gập nhiều khi đóng? Cách khắc phục

Đây là một trong những vấn đề rất cần được quan tâm. Rất nhiều trường hợp do thiếu kinh nghiệm. Khi thi công đóng cừ thì tỉ lệ bị gãy khá nhiều. Vậy nguyên nhân là gì?

Địa chất đất nền

Không xác định được loại đất nền tại nơi thi công. Quan trọng nhất là địa chất đất tại nơi thi công là loại đất gì? Các loại đất nền hiện nay được chia làm 3 loại chính: đất cát, đất than bùn và đất sét. Trong 3 loại đất này chỉ có loại đất than bùn. Là thích hợp cho phương pháp đóng cọc tràm để gia cố nền móng nhất. Đối với hai loại đất còn lại thì nên chọn các loại vật liệu khác để thay thế cho phù hợp.

Cách xử lý: yêu cầu khảo sát kỹ địa chất đất nền tại nơi thi công để chọn loại vật liệu cho phù hợp.

Độ sâu của móng

Do hố móng đào chưa đủ độ sâu, lớp đất bề mặt còn lẫn nhiều sỏi, đá, vật cản.
Cách xử lý như sau: đào hố móng cho tới khi chạm tới lớp đất bùn bên dưới. Hố móng có thể sâu từ 0,5 – 2m. Tùy vào loại đất nền tại nơi thi công mà ta đào hố sâu hay nông.

Kỹ thuật thi công

Đóng cừ không đúng kỹ thuật, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng gãy gập cọc cừ. Do một số người thiếu kinh nghiệm thi công. Nên khi thực hiện không canh được lực đóng. Khi cọc gặp phải các vật cản mà vẫn cố đóng thì sẽ dẫn tới nguyên nhân gãy cọc.

Cách khắc phục: do là vật liệu tự nhiên nên cọc tràm sẽ có độ cong vênh, lớn nhỏ khác nhau. Vì vậy khi sử dùng gầu máy xúc để ép cọc xuống thì lưu ý như sau. Sử dụng phần bên trong của gầu xúc để đóng để tránh bị trượt khỏi đầu cọc. Phần cong của cọc hướng ra phía ngoài. Lực ép cọc theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống.

Một số lưu ý khi thi công đóng cọc

– Không sử dụng cừ để xử lý những vị trí nền đất quá yếu, có độ lún cao.

– Đóng cọc theo đúng mật độ tiêu chuẩn 25 cây/m2. Có thể thêm hoặc bớt tùy vào vị trí địa chất nền đất.

– Cọc cừ ở dưới lòng đất phải đảm bảo về độ ẩm thích hợp để đảm bảo tuổi thọ cho cọc cừ.

– Chỉ sử dụng cọc tràm cho những công trình loại vừa và nhỏ. Có tải trọng vừa phải phù hợp với sức chịu tải của nền móng từ 0,6 – 0,8 kg/cm2.

– Không nên phủ một lớp cát trực tiếp lên đầu cọc cừ như thói quen của một số người hay làm. Cách làm này sẽ làm cát len lỏi lẫn vào đất làm tăng độ rỗng của đất làm giảm sức chịu tải nền nền móng. Nên dải một lớp đá loại 3×4 và đổ bê tông để gia cố các đầu cọc cừ tạo thành một khối vững chắc.

– Đơn vị thi công đòi hỏi phải có tay nghề cao. Có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực thi công đóng cừ, thì mới có thể đảm bảo được về kỹ thuật và chất lượng của công trình.

ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VU THI CÔNG ĐÓNG CỌC CỪ TRÀM

CÔNG TY TNHH TM DV XD THIÊN LÂM

Hotline: 0989444 215

Email: cutramthienlam@gmail.com

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

0989444215